I. Luôn đọc sách trong tâm thế chủ động bằng cách trả lời 4 câu hỏi khi đọc bất kỳ cuốn sách nào:
- TỔNG QUAN CUỐN SÁCH NÓI VỀ ĐIỀU GÌ?
- NHỮNG GÌ ĐƯỢC ĐỀ CẬP CHI TIẾT VÀ ĐỀ CẬP NHƯ THẾ NÀO? Bạn phải cố gắng tìm ra các ý chính, những điều khẳng định, những luận cứ tạo nên thông điệp đặc biệt của tác giả.
- CUỐN SÁCH CÓ ĐÚNG KHÔNG, ĐÚNG MỘT PHẦN HAY TOÀN BỘ?
- Ý NGHĨA CỦA CUỐN SÁCH? Bạn phải hỏi ý nghĩa của những thông tin mà cuốn sách mang lại là gì? Tại sao tác giả cho rằng cần phải biết những điều này? Bản thân bạn có cần phải biết không?
II. Trước tiên bạn phải đọc lướt cuốn sách một cách có hệ thống để hiểu được cấu trúc của cuốn sách, với những gợi ý sau:
- XEM TRANG ĐẦU VÀ PHẦN GIỚI THIỆU NẾU CÓ: Hãy đọc nhanh các phần này. Hãy để ý đến các phụ đề hay các dấu hiệu về quy mô, mục đích của cuốn sách, hoặc quan điểm đặc biệt của tác giả về đề tài được bàn đến.
- ĐỌC MỤC LỤC: Mục đích là để nắm tổng quát cấu trúc của cuốn sách, đọc kỹ nó trước khi tiếp tục đọc phần còn lại của cuốn sách.
- KIỂM TRA BẢNG CHỈ DẪN NẾU CÓ: Chúng ta có thể nhanh chóng đoán định các đề tài được đề cập, loại sách và các tác giả được tham khảo.
- ĐỌC LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN: Lời giới thiệu của nhiều cuốn sách do chính tác giả viết, và thường thì họ cố gắng tóm lược chính xác các ý chính trong sách của mình.
Sau khi hoàn tất bốn bước đầu này, bạn đã có thể có đủ thông tin về cuốn sách và biết mình có muốn, có nên đọc nó kỹ hơn hay không.
Điều quan trọng trên hết là đừng quên đọc hai hay ba trang cuối cùng, hoặc những trang cuối cùng của phần chính trong cuốn sách nếu đó là lời kết hay lời bạt.
III. Một số Quy tắc giúp bạn đọc sách một cách hiệu quả nhất, hiểu thấu đáo một cuốn sách bất kỳ:
- Phân loại sách theo thể loại và chủ đề.
- Diễn đạt nội dung chính của toàn bộ cuốn sách một cách ngắn gọn nhất.
- Liệt kê những phần chính theo thứ tự và mối quan hệ, lập đề cương cho những phần này như bạn đã lập đề cương cho toàn bộ tác phẩm.
- Xác định một hoặc nhiều vấn đề mà tác giả đang tìm cách giải quyết.
- Thống nhất thuật ngữ với tác giả bằng cách phân tích các từ khoá.
- Đánh dấu những câu quan trọng nhất trong sách và tìm ra các nhận định ẩn chứa trong đó. Nắm bắt những nhận định chủ chốt của tác giả trên cơ sở xem xét những câu hỏi quan trọng
- Tìm ra các lập luận cơ bản trong sách dựa trên mối liên hệ giữa các câu. Xác định lập luận của tác giả bằng cách tìm ra chúng hoặc xây dựng lập luận từ các chuỗi câu.
- Tìm ra các giải pháp, hướng giải quyết vấn đề của tác giả. Xác định các vấn đề tác giả đã giải quyết, các vấn đề chưa được giải quyết. Đối với những vấn đề chưa được giải quyết, tìm hiểu xem tác giả có nhận thức được thất bại của mình hay không.
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách đọc sách hãy tìm đọc cuốn sách "Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật" của tác giả Mortimer J. Adler
Thông báo 01.
Quảng cáo 01
Tu Trong Công Việc
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Pháp sư Thánh Nghiêm là một trong những tăng sĩ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tại Đài Loan hiện nay, Ngài từng nhập thất sáu năm, đi du học tại Nhật Bản và tham gia rất nhiều vào hoạt động giáo dục tăng ni sinh, nghiên cứu và phiên dịch kinh điển Phật học. Ngài cũng là người tổ chức các khóa tu thiền, thành lập các quỹ từ thiện…. các đạo tràng trực thuộc có mặt khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc. Những năm cuối đời Ngài dốc hết tâm huyết của mình vào việc hoằng pháp. Một trong những quan tâm hàng đầu của Pháp sư là làm thế nào để Phật giáo đi vào lòng cuộc sống của mỗi người dân bình thường, chứ không phải chỉ riêng những người xuất gia.
Tiết mục “Đại Pháp Cổ” trên truyền hình Đài Loan rất được khán giả đón nhận bởi nội dung thiết thực cho đời sống hàng ngày. Bộ sách bạn đang cầm trên tay là nội dung đã được chỉnh lý, hoàn thiện từ những tiết mục đó với mong muốn đưa ra những phương pháp giải quyết các vấn đề khó khăn trong môi trường công sở theo trí tuệ Phật giáo. Đọc Tu trong công việc bạn sẽ thấy Pháp sư tuy là một người xuất gia nhưng những lời khuyên của Ngài không hề nặng nề, giáo điều mà rất thực tế và dễ áp dụng. Cuốn sách đặc biệt hữu dụng cho những người trẻ tuổi đang làm việc trong môi trường công sở, nhà máy.
Cuốn sách gồm:
- Lời giới thiệu
- Lời tự
- Chương 1: đời người là quá trình làm việc
- Chương 2: nghệ thuật làm việc
- Chương 3: ứng xử trong môi trường làm việc
- Chương 4: phương pháp hợp tác trong đoàn thể
FREESHIP cho đơn hàng từ 150k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánFREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánGiới thiệu Sách
Tu Trong Công Việc
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Lời giới thiệu
Bạn có biết trí tuệ cổ xưa của Phật giáo đủ giúp bạn thuận lợi để dễ dàng vượt qua các cuộc cạnh tranh khốc liệt trong môi trường công sở hiện đại? Hơn 2.500 năm trước, đức Phật đã thống lĩnh thành công một đại chúng hơn nghìn đệ tử, với số lượng chúng đệ tử đó có thể sánh với số lượng công nhân của một xí nghiệp, nhà máy lớn hiện nay, vậy triết lí lãnh đạo ấy của ngài là gì?
Trong cuốn sách này, Hòa thượng Thánh Nghiêm chia sẻ về việc ứng dụng trí tuệ của giáo lí Phật giáo vào đời sống, nói rõ cho chúng ta biết về ý nghĩa của công việc, nghệ thuật làm việc, phương pháp ứng xử trong giao tiếp cũng như một số nguyên tắc hợp tác đoàn thể, đề xuất quan điểm tìm việc theo tinh thần “tuỳ thuận nhân duyên” để giảm bớt áp lực trong quá trình tìm kiếm việc làm, lấy “cạnh tranh lành mạnh” thay thế cho cạnh tranh một mất một còn mang đậm “động vật tính”; lấy “nghệ thuật chỉnh dây đàn” theo tinh thần trung đạo không rơi vào cực đoan để giữ thăng bằng tâm lí trong cuộc sống. Cuối cùng, hòa thượng còn đưa ra sáu nguyên tắc chung sống hoà thuận, sáu nguyên tắc đó cũng là sáu nguyên tắc đã giúp đức Phật “thống lí đại chúng (thống lĩnh và quản lí đại chúng) thích hợp.”
Bất luận bạn là người đang đi tìm việc hay là người đã có việc làm ổn định, bạn là doanh nhân, trưởng phòng hay người sáng nghiệp… đều có thể tìm thấy được nhiều điều gợi mở bổ ích trong cuốn sách này!
Giờ các bạn hãy xem Đức Phật và Hòa thượng Thánh Nghiêm là người cố vấn cho công việc của mình để không những bạn có thể gặt hái thành công nhiều hơn mà bạn còn lĩnh hội được nhiều yếu quyết trong việc tu tập qua công việc
Lời tựa
Nhiều người cảm thấy dường như toàn bộ thời gian của mình đều vướng hết vào công việc nên không có thì giờ “tu tập” và họ cho rằng, tu hành là việc của người nhàn rỗi; một số người lại cho rằng, khi dốc hết tâm sức vào việc tu hành thì không còn thời gian để tham gia các công việc “thế tục”! Thực ra đấy là hai trạng thái tâm lí mất thăng bằng vì tu hành là luyện tâm, mà môi trường luyện tâm tốt nhất không gì hơn là hợp tác làm việc với người khác; trong quá trình hợp tác làm việc với người khác, chúng ta cần phải trang bị cho mình tinh thần cống hiến và chú tâm vào công việc đang làm, được như thế chính là cốt tuỷ tinh tuý của việc tu tập.
Đây là cuốn sách tìm hiểu công việc theo tinh thần tu tập Phật pháp. Trong khi đọc, chúng ta cần gạt bỏ quan niệm cứng nhắc về một “việc làm tốt” như lương bổng cao thấp, các chế độ đãi ngộ phúc lợi, quy mô lớn nhỏ của công ty. Theo sự hướng dẫn của hòa thượng, chúng ta học cái nhìn cao rộng hơn với tiền đề lớn là tu tập lợi mình, lợi người, cùng nhau phát triển, trưởng thành; ngài sẽ chia sẻ với chúng ta cái nhìn xuyên suốt của ngài về công việc. Những phép ứng xử công sở mà hòa thượng Thánh Nghiêm nêu ra trong cuốn sách là những định nghĩa mới mẻ về các chủ đề mà mọi người hiện nay đều quan tâm như ý nghĩa công việc, lương bổng, chế độ ưu đãi, chỉ số cảm xúc (EQ)…. Ví dụ như ngài nói: Một công việc có lợi cho số đông là công việc tốt; chỉ số EQ cao nhất chính là biết gìn giữ lòng từ bi, sự đồng tình, đồng cảm, lòng quan tâm người khác và lòng hoan hỉ; tiền lương không phải là toàn bộ giá trị ý nghĩa của công việc mình làm mà nó chỉ mang ý nghĩa cảm ơn của người thuê mình làm việc; an nhàn mới là sự hưởng thụ đích thực, trong đó, thân tâm bình thản an lạc là sự hưởng thụ cao nhất.
Làm thế nào để khắc phục những phiền muộn do áp lực công việc mang lại? ở đây thầy đã lấy tinh thần của Thiền để hoá giải, tức là ngài khuyên chúng ta cần quan tâm đến những gì “đang là”, những công việc hiện có trước mắt nhằm giúp tâm mình phát huy hết công suất và vượt qua giới hạn nhỏ bé của mình, nhìn và hành xử với người, với việc bằng một góc độ khác, về mặt hợp tác đoàn thể, thầy đề nghị chúng ta nên vận dụng lục hoà — của tăng đoàn, đưa “lục hoà” vào đời sống thực tiễn để giúp đoàn thể có sự gắn bó cao độ như hoà thuận về lời ăn tiếng nói, hoà thuận về cách nghĩ, về hiểu biết, về nguyên tắc chung, hoà thuận về quyền và lợi ích.
Thời gian làm việc chiếm đến một phần ba đời sống chúng ta, vậy cớ sao chúng ta lại không mượn môi trường, con người trong công việc để rèn luyện nhằm nâng cao cảnh giới tâm linh của mình và thực hiện công hạnh tự lợi lợi tha [2]? Sau khi thấm nhuần tư tưởng “tu trong công việc” rồi, nếu bạn thấy có người sắp bỏ việc để bế quan tu tập hay sắp nhập thất tu hành thì bạn chớ vội ngưỡng mộ họ, bạn cũng đừng vì mình không có thời gian tu tập mà phiền muộn!
Nếu bạn hiểu sâu và vận dụng ngay những lời giáo huấn bổ ích của hòa thượng Thánh Nghiêm, bạn sẽ phát hiện niềm vui bất ngờ rằng: hoàn thành tốt công việc chính là sự tu tập, tu tập có mặt trong công việc, tu và làm việc là hai mặt của một vấn đề không còn có sự phân biệt nữa!
Chương 1: Đời người là quá trình làm việc
Cống hiến hết mình trong công việc chính là tinh thần bồ tát
Người ta thường nói: “Mở mắt đã thấy cần đến tiền”, nếu không có tiền con người chẳng làm gì được, tiền thù lao là điều kiện tối thiểu để trang trải cuộc sống hằng ngày, cũng nhờ thế mà bản thân công việc trở nên có ý nghĩa. Thử nghĩ kĩ, sự biếng nhác không phải là vấn đề ở công việc mà là sự quấy nhiễu sinh ra trong quá trình làm việc và tiếp xúc với mọi người. Trước đây, môi trường sống ở nông thôn khá đơn giản: sáng ra đồng làm việc, tối tắt mặt trời về nhà; đối tượng tiếp xúc của họ trên đồng chỉ có trời xanh mây trắng, mặt đất cỏ cây, hoa màu lúa mạ và những con vật nuôi của mình chứ không phải là con người với thiên hình vạn trạng, thiên biến vạn hóa. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, bất luận chúng ta làm nghề gì đều có một khung sẵn: trên có cấp trên quản lí, dưới có nhân viên, trái có bạn bè đồng nghiệp, trước mặt có đối tác làm ăn… Chúng ta phải tiếp xúc với đủ hạng người trên đời, dù không có ông chủ cấp cao của mình thì cũng phải tới lui, giao tiếp với đối tác, khách hàng hoặc các ban ngành quản lí của cơ quan nhà nước. Chính vì suốt ngày phải ứng xử với các mối quan hệ cực kì phức tạp đó mà con người hiện nay thường cảm thấy cuộc sống là một nỗi khổ, vì thế họ bỗng trở về mến mộ, thèm khát cuộc sống của người xưa, họ chỉ mong sao mỗi ngày chỉ tiếp xúc với ruộng đồng cây cỏ chứ chẳng cần phải tiếp xúc với những vấn đề đau đầu, nhức óc, phức tạp như hiện nay.
Sở dĩ sự giao tiếp giữa con người nảy sinh mâu thuẫn là vì mỗi người đều có cách nghĩ, lập trường khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau nên xung đột là điều khó tránh. Có lẽ bạn từng nghĩ rằng, trong lúc người khác mang lại phiền phức cho bạn thì đồng thời bạn cũng mang lại phiền phức cho họ, khi đó bạn cảm thấy bất lực và người khác cũng có cảm giác giống hệt bạn! Đấy không phải là một chuyện rất công bằng và tất yếu sao?
Bất luận theo đuổi một ngành nghề nào đều có nghĩa là bạn đang góp chút sức nhỏ bé của mình cho sự vận hành của xã hội, thực ra nó không chỉ mang ý nghĩa làm để lấy lương nuôi sống bản thân mà nó còn có ý nghĩa lớn lao khác, mọi người đang làm cho cuộc sống có ý nghĩa, góp một phần nhỏ của mình cho cuộc sống vẹn toàn. Chỉ cần chúng ta quan sát kĩ sẽ dễ dàng phát hiện ra từ việc ăn cơm, mặc áo, ngủ nghỉ, đi đường và tất cả suối nguồn của cuộc sống con
người đều đang dệt thành một mạng lưới, mỗi người có một công việc được xã hội phân công, xét trên mặt hiện tượng chúng có vẻ riêng lẻ nhưng thực ra đó là những mắt xích liên quan mật thiết với nhau, nhờ thế mà sự luân chuyển trong quan hệ cung cầu mới hài hòa, đồng đều. Cũng chính nhờ sự chăm chỉ chuyên cần lao động đó của từng người mà chúng ta mới có môi trường và điều kiện sống như hiện nay.
Chính vì thế, trong một xã hội phân công lao động, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau như hiện nay, không một ai có thể sống mà chỉ nhờ vào sức lao động của cá nhân mình. Bất luận có nhận lương trợ cấp hay không, chỉ cần một người không tham gia lao động sản xuất thì bản thân họ đã trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong mối quan hệ hợp tác làm việc của xã hội loài người, chúng ta là một nhân tố tạo thành mạng lưới của xã hội đó, đóng góp một phần nhỏ vào mắt xích đó, thế nên nếu một người không làm việc, suốt ngày chỉ biết ăn chơi nhàn rỗi, tức đồng nghĩa với việc người đó đang trốn tránh trách nhiệm xã hội của mình.
Trong quá trình làm việc tập thể, có người có khả năng, trí tuệ, tay nghề vượt trội nhưng vẫn nhận tiền lương ngang bằng với những người kém hơn mình. Xét trên hiện tượng thì người đó làm nhiều nhưng hưởng ít, dường như mọi người đều cho đó là sự bất công, nhưng nếu chúng ta nghĩ ở một khía cạnh khác thì đó là việc làm gieo phúc cho mình, tạo phúc cho người, xem đó là thuận lợi để mình kết duyên với mọi người. Người có năng lực kết duyên với người kém hơn mình, cống hiến sức mình cho mọi người, đó chẳng phải là tinh thần và việc làm của một vị Bồ-tát sao?
Thế nên, chúng ta hãy thay đổi cách nhìn nhận đánh giá vấn đề thì lòng chúng ta thấy nhẹ nhàng, thư thái, không còn so đo tính toán hơn thua với mọi người nữa! Giả sử bản thân người đó không muốn làm công hạnh của một vị Bồ-tát, nhưng làm thêm một chút tức là cống hiến thêm một chút, như thế nghĩa là bạn đã gieo phúc, thêm vào ngân hàng của cõi trời, cõi người, cõi Phật, cõi Bồ-tát nhiều hơn so với người khác một chút. Khi bạn gửi vào ngân hàng công đức đó càng nhiều thì phúc đức, phúc báo của bạn càng lớn, đấy cũng chính là một gặt hái ở quá trình làm việc của bạn!
Vì thế, con người sống trong xã hội cần không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực của mình, dốc hết sức lực và trí lực để phục vụ, cống hiến cho xã hội, đấy chính là chân ý nghĩa của công việc. Chỉ cần có cơ hội cho chúng ta cống hiến, đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình thì chúng ta nên vui vẻ làm, đồng thời phải thấy đó là niềm hạnh phúc. Xây dựng cho mình tinh thần làm việc phục vụ và dâng hiến giúp chúng ta xua tan cảm giác chán nản đối với
công việc và chức vụ. Nhờ thế, chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Từ đó, chúng ta mới thấy làm việc chính là niềm hạnh phúc, là ý nghĩa của sự sống.
Tự tại trong công việc
Cho nhiều hơn nhận nghĩa là bạn đang tạo phúc cho chính mình và mọi người, là phương pháp gieo duyên lành để gắn kết mình với mọi người. Một người có năng lực, kết duyên với mọi người, đóng góp chút sức mọn của mình cho xã hội chính là công hạnh của một vị Bồ-tát.
….
NƠI BÁN SÁCH UY TÍN:
FREESHIP cho đơn hàng từ 150k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánFREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánSử dụng một số Từ Khóa gợi ý sau để tìm kiếm download file ebook, pdf từ trang chủ Google: www.google.com.vn
- Giao Tiếp Bằng Trái Tim
- Giao Tiếp Bằng Trái Tim pdf
- Giao Tiếp Bằng Trái Tim ebook
Trường hợp Bạn vẫn không tìm ra file ebook, pdf cuốn sách trên để download. Hãy vào mục Hỗ Trợ Tìm Ebook để được đội ngũ Cộng Tác Viên của Website tìm giúp Bạn.
Nếu có Điều Kiện nên mua Sách Giấy để việc học tập đạt được hiệu quả hơn, tốt hơn rất nhiều so với đọc Ebook. Hãy ủng hộ Tác Giả, Dịch Giả và Nhà Xuất Bản bằng cách mua Sách Giấy!
Quảng cáo 03
Thông báo 02.
Cùng nhận xét và thảo luận sách
Chưa có đánh giá nào.