I. Luôn đọc sách trong tâm thế chủ động bằng cách trả lời 4 câu hỏi khi đọc bất kỳ cuốn sách nào:
- TỔNG QUAN CUỐN SÁCH NÓI VỀ ĐIỀU GÌ?
- NHỮNG GÌ ĐƯỢC ĐỀ CẬP CHI TIẾT VÀ ĐỀ CẬP NHƯ THẾ NÀO? Bạn phải cố gắng tìm ra các ý chính, những điều khẳng định, những luận cứ tạo nên thông điệp đặc biệt của tác giả.
- CUỐN SÁCH CÓ ĐÚNG KHÔNG, ĐÚNG MỘT PHẦN HAY TOÀN BỘ?
- Ý NGHĨA CỦA CUỐN SÁCH? Bạn phải hỏi ý nghĩa của những thông tin mà cuốn sách mang lại là gì? Tại sao tác giả cho rằng cần phải biết những điều này? Bản thân bạn có cần phải biết không?
II. Trước tiên bạn phải đọc lướt cuốn sách một cách có hệ thống để hiểu được cấu trúc của cuốn sách, với những gợi ý sau:
- XEM TRANG ĐẦU VÀ PHẦN GIỚI THIỆU NẾU CÓ: Hãy đọc nhanh các phần này. Hãy để ý đến các phụ đề hay các dấu hiệu về quy mô, mục đích của cuốn sách, hoặc quan điểm đặc biệt của tác giả về đề tài được bàn đến.
- ĐỌC MỤC LỤC: Mục đích là để nắm tổng quát cấu trúc của cuốn sách, đọc kỹ nó trước khi tiếp tục đọc phần còn lại của cuốn sách.
- KIỂM TRA BẢNG CHỈ DẪN NẾU CÓ: Chúng ta có thể nhanh chóng đoán định các đề tài được đề cập, loại sách và các tác giả được tham khảo.
- ĐỌC LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN: Lời giới thiệu của nhiều cuốn sách do chính tác giả viết, và thường thì họ cố gắng tóm lược chính xác các ý chính trong sách của mình.
Sau khi hoàn tất bốn bước đầu này, bạn đã có thể có đủ thông tin về cuốn sách và biết mình có muốn, có nên đọc nó kỹ hơn hay không.
Điều quan trọng trên hết là đừng quên đọc hai hay ba trang cuối cùng, hoặc những trang cuối cùng của phần chính trong cuốn sách nếu đó là lời kết hay lời bạt.
III. Một số Quy tắc giúp bạn đọc sách một cách hiệu quả nhất, hiểu thấu đáo một cuốn sách bất kỳ:
- Phân loại sách theo thể loại và chủ đề.
- Diễn đạt nội dung chính của toàn bộ cuốn sách một cách ngắn gọn nhất.
- Liệt kê những phần chính theo thứ tự và mối quan hệ, lập đề cương cho những phần này như bạn đã lập đề cương cho toàn bộ tác phẩm.
- Xác định một hoặc nhiều vấn đề mà tác giả đang tìm cách giải quyết.
- Thống nhất thuật ngữ với tác giả bằng cách phân tích các từ khoá.
- Đánh dấu những câu quan trọng nhất trong sách và tìm ra các nhận định ẩn chứa trong đó. Nắm bắt những nhận định chủ chốt của tác giả trên cơ sở xem xét những câu hỏi quan trọng
- Tìm ra các lập luận cơ bản trong sách dựa trên mối liên hệ giữa các câu. Xác định lập luận của tác giả bằng cách tìm ra chúng hoặc xây dựng lập luận từ các chuỗi câu.
- Tìm ra các giải pháp, hướng giải quyết vấn đề của tác giả. Xác định các vấn đề tác giả đã giải quyết, các vấn đề chưa được giải quyết. Đối với những vấn đề chưa được giải quyết, tìm hiểu xem tác giả có nhận thức được thất bại của mình hay không.
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách đọc sách hãy tìm đọc cuốn sách "Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật" của tác giả Mortimer J. Adler

Thông báo 01.
Quảng cáo 01

An Lạc Từ Tâm
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Hạnh phúc là gì và vì sao có những người đạt được mọi thứ mình muốn mà vẫn không được hạnh phúc? Thật ra, hạnh phúc là tự mình phải xả bỏ tự ngã và tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoài.
Hòa thượng Thánh Nghiêm cho rằng hạnh phúc chân thật thì không cần dựa vào bất kỳ cá nhân, sự vật nào bên ngoài, cũng không phải xuất phát từ tình cảm và cảm giác huyễn hóa vô thường mà là trạng thái tâm vui vẻ, an lạc. Vì thế, chúng ta cần thấy rõ phiền não, mạnh dạn vận dụng phương pháp hóa giải, đối trị phiền não, cuối cùng là buông xả hoàn toàn phiền não, thì hạnh phúc sẽ ở trong tầm tay.
Cuốn sách gồm: phần thứ nhất, Hòa thượng bàn về nguồn gốc của phiền não; từ phần thứ hai đến phần thứ sáu, Ngài thảo luận kỹ năm loại phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi – chính là năm độc mà Đức Phật đã nói – đồng thời Ngài cung cấp cách giải quyết những phiền não này để có được an lạc, từ tâm.
Chỉ bằng vài lời ngắn gọn, súc tích, Ngài đã cho thấy con người chúng ta vì quá tham lam, ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân mình nên mãi không chịu xả bỏ để có được an lạc, hiện tiền.
Về tác giả: Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930-2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phật…
Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.
Cuốn sách gồm:
- Lời giới thiệu
- Chương 1: Bạn có hạnh phúc không?
- Chương 2: Khổ đau là gì?
- Chương 3: Làm thế nào để đối diện với sinh tử- hợp tan
- Chương 4: Tìm được điểm khởi đầu của hạnh phúc
- Chương 5: Chuyển hóa cảm nhận chủ quan
- Chương 6: Tìm được hạnh phúc vô thường chính là sự vĩnh hằng bất biến
FREESHIP cho đơn hàng từ 150k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánFREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánGiới thiệu Sách
An Lạc Từ Tâm
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Lời giới thiệu
Con người có thể hạnh phúc, tươi vui mãi, không chút phiền não được không? Đương nhiên đó chỉ là điều không tưởng. Vì người đang yêu lo sợ đánh mất người yêu, người có tiền sợ mất của, người đắc ý sợ ngày bất đắc chí…
Nhưng rốt cục có “hạnh phúc đích thực” hay không? Liệu con người có thể sống mãi trong niềm tin, hy vọng và không bao giờ thất vọng?
Hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ nghiên cứu, xem xét các khía cạnh khách quan khiến con người không được hạnh phúc như: cái khổ của sinh, của già, của bệnh, của chết, của oán thù gặp gỡ, của ân ái biệt li, của phiền muộn do thân tâm mang lại và ngài sẽ từng bước dẫn dắt chúng ta vượt lên lớp lớp mây mù gây nên đau khổ; không những cho chúng ta biết lí do tại sao con người đau khổ mà còn chỉ rõ cho chúng ta hướng đi tìm “hạnh phúc đích thực”.
Những lời khai ngộ vàng ngọc của hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ cho chúng ta thấy hạnh phúc không đơn thuần chỉ là những phản ứng tâm lí đối với ngoại cảnh mà nó có được do sức mạnh của tâm từ bi và ánh sáng trí tuệ soi đường giúp chúng ta có thái độ sống tốt đẹp.
CHƯƠNG 1: BẠN CÓ HẠNH PHÚC KHÔNG?
HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC LÀ GÌ?
Thông thường chúng ta chúc nhau khi đôi vợ chồng nọ vừa sinh một em bé. Xét ở phương diện nào đấy, đó là hạnh phúc luân thường của con người. Tuy nhiên, cuộc đời vui ít khổ nhiều, bản thân của việc sinh đã là một nỗi khổ trong bốn khổ – sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ. Thế nên, Phật pháp khuyên chúng ta không nên lấy khổ làm vui.
Chu kì hình thành của một chúng sinh gồm sinh ra, lớn lên rồi già đi, bệnh tật và chết, được Phật giáo liệt vào bốn nỗi khổ. Trong đó, già, bệnh và chết là những nỗi khổ dễ dàng nhận biết và có thể hiểu được, nhưng nếu nói sinh ra là khổ thì phần đông không nghĩ như thế vì điều này khá khó hiểu.
Con người thường không nhớ rõ trạng thái của bản thân khi vừa lọt lòng mẹ nên khi mới sinh ra đời khó có thể biết được trạng thái lúc đó là sướng hay khổ. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy tưởng rằng da của đứa bé mới sinh rất mềm mỏng, trơn bóng, tách khỏi bào thai mẹ rồi đột ngột thay đổi môi trường sống – từ môi trường bụng đến môi trường không khí tự nhiên – thì đứa bé nhất định sẽ có cảm giác khó chịu, đau khổ. Có lẽ quá khó chịu vì bị sốc nhiệt do sự thay đổi của môi trường nên khi vừa sinh ra, đứa bé nào cũng chào đời bằng tiếng khóc, thế nhưng ai cũng vui mừng vì có một sinh linh mới chào đời! Với bản thân người mẹ, việc sinh nở có lẽ cũng không phải là một trạng thái thư thái, thoải mái. Nhiều bà mẹ còn nói rằng cảm giác đau đớn khi sinh con thật không thể nói hết, đau đớn vạn trạng, nỗi đau xé thịt. Vì thế, người xưa gọi ngày sinh là “mẫu nạn nhật” (ngày mẹ gặp nạn). Sau khi sinh con, nỗi đau cũng vơi dần vì đứa con là niềm an ủi lớn nhất của người mẹ, họ xem việc sinh nở như một thử thách đầy chông gai giờ đã qua rồi nên tự nhiên thấy sảng khoái vui vẻ. Nhưng thực ra đó chỉ là niềm vui bị cảm giác đánh lừa vì người mẹ vừa trải qua một cơn đau khủng khiếp, giờ đây chỉ lấy lại được cảm giác bình thường thôi cũng thấy đó là hạnh phúc, chứ không phải đó là cảm giác hạnh phúc đến từ một điều kiện bên ngoài nào khác. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng “sinh” là khổ, là nỗi thống khổ thực sự chứ không vui sướng như chúng ta nghĩ.
Khi sinh ra đã khổ, lớn lên vật lộn mưu sinh với cuộc đời cũng chẳng có nhiều niềm vui. Nếu có vui chăng thì đó chỉ là sự thỏa mãn một hoặc vài điều gì đó trong năm thứ tham muốn của mình, như thỏa mãn được cái nhìn của đôi mắt, thỏa mãn cái nghe của hai tai, thỏa mãn hương thơm của lỗ mũi, thỏa mãn vị ngon của miệng lưỡi và thỏa mãn được cảm giác êm ái của thân thể. Năm giác quan luôn đòi hỏi các đối tượng để thỏa mãn tương ứng như mắt thích nhìn cảnh đẹp, tai thích nghe lời êm dịu, mũi thích ngửi hương thơm, lưỡi thích nếm vị ngon, thân thích trải những khoái cảm dễ chịu. Ngoài ra, con người thường có cảm giác vui sướng khi nói chuyện hợp gu với một ai đó hay gặt hái một thành quả hoặc phát minh một điều gì mới mẻ, khiến họ có cảm giác thành công, thành danh… Tất cả những điều đó đều thuộc về cảm giác của tâm lí, thuộc về “dục lạc” (niềm vui khi tham muốn được thỏa mãn).
Tất cả niềm vui (lạc) trong cõi dục đều có chứa đựng mầm đau khổ, gọi là “khổ trong lạc”, thế nhưng chúng ta thường không hay biết gì đến yếu tố khổ trong lạc này. Ví dụ khi bạn trông thấy một cô gái đẹp như thiên thần xuất hiện trước mắt bạn, khi đó nhất định bạn sẽ vui. Nhưng nếu lúc nào bên cạnh bạn cũng có con trai hoặc con gái đẹp vây quanh thì lúc đó bạn sẽ cảm thấy bình thường, chẳng có gì vui nữa. Niềm vui cũng giống như cái đẹp, khi bạn thấy đến lần thứ một triệu thì cảm giác vui, đẹp không như ban đầu nữa mà dần dần rất có thể chỉ cảm thấy bình thường như những thứ bình thường khác.
Tất cả dục lạc đều mang tính tạm thời, vô thường, không trường tồn mà chúng sẽ qua nhanh, về mặt cảm nhận, chúng ta thấy nó như rất thực nhưng thực ra đó chỉ là ảo giác hư vọng, mà bản thân của sự hư vọng, không thực đó đã là nỗi khổ. Niềm vui của ngũ dục (năm thứ tham muốn gồm tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ) trong đời này luôn có mặt của sự đau khổ. Nói cách khác, khi một người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc thì trước đó họ phải biết thế nào là khổ và ngược lại, vì vui sướng, khổ đau chỉ mang tính đối đãi tương đối.
Thực ra cũng không hẳn là đời này chẳng có gì vui vì còn có một niềm vui không mang mầm khổ của dục lạc, đó là “định lạc” (niềm vui trong thiền định). Định lạc là niềm vui cao hơn, mạnh hơn niềm vui dục lạc vì niềm vui đó đã thoát khỏi sự ràng buộc của hình hài, nhất là đã thoát khỏi nỗi đau của thể xác, không còn mê mờ, khi đó tự nhiên sẽ có cảm giác hạnh phúc trọn vẹn. Khi nào đạt đến trạng thái “vô sự” trong thiền định, bạn sẽ thấy rất hạnh phúc. Nhưng sau khi xuất định, do thân thể còn vướng bận các việc lăng xăng nên vẫn còn đau khổ. Vì thế, ngay cả niềm vui thiền định cũng không thể duy trì lâu dài trong đời này được.
Niềm hạnh phúc đích thực nhất là niềm vui giải thoát; sự giải thoát có được nhờ quá trình tu tập thì không còn bất kì sự phiền muộn, sầu não nào nữa, trong lòng không còn bất kì gánh nặng nào nữa, khi đó mới đích thực là niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực, tuyệt đối, đồng thời đấy mới chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta.
….
NƠI BÁN SÁCH UY TÍN:
FREESHIP cho đơn hàng từ 150k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánFREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánSử dụng một số Từ Khóa gợi ý sau để tìm kiếm download file ebook, pdf từ trang chủ Google: www.google.com.vn
- An Lạc Từ Tâm
- An Lạc Từ Tâm pdf
- An Lạc Từ Tâm ebook
Trường hợp Bạn vẫn không tìm ra file ebook, pdf cuốn sách trên để download. Hãy vào mục Hỗ Trợ Tìm Ebook để được đội ngũ Cộng Tác Viên của Website tìm giúp Bạn.
Nếu có Điều Kiện nên mua Sách Giấy để việc học tập đạt được hiệu quả hơn, tốt hơn rất nhiều so với đọc Ebook. Hãy ủng hộ Tác Giả, Dịch Giả và Nhà Xuất Bản bằng cách mua Sách Giấy!
Quảng cáo 03


Thông báo 02.
Cùng nhận xét và thảo luận sách
Chưa có đánh giá nào.