I. Luôn đọc sách trong tâm thế chủ động bằng cách trả lời 4 câu hỏi khi đọc bất kỳ cuốn sách nào:
- TỔNG QUAN CUỐN SÁCH NÓI VỀ ĐIỀU GÌ?
- NHỮNG GÌ ĐƯỢC ĐỀ CẬP CHI TIẾT VÀ ĐỀ CẬP NHƯ THẾ NÀO? Bạn phải cố gắng tìm ra các ý chính, những điều khẳng định, những luận cứ tạo nên thông điệp đặc biệt của tác giả.
- CUỐN SÁCH CÓ ĐÚNG KHÔNG, ĐÚNG MỘT PHẦN HAY TOÀN BỘ?
- Ý NGHĨA CỦA CUỐN SÁCH? Bạn phải hỏi ý nghĩa của những thông tin mà cuốn sách mang lại là gì? Tại sao tác giả cho rằng cần phải biết những điều này? Bản thân bạn có cần phải biết không?
II. Trước tiên bạn phải đọc lướt cuốn sách một cách có hệ thống để hiểu được cấu trúc của cuốn sách, với những gợi ý sau:
- XEM TRANG ĐẦU VÀ PHẦN GIỚI THIỆU NẾU CÓ: Hãy đọc nhanh các phần này. Hãy để ý đến các phụ đề hay các dấu hiệu về quy mô, mục đích của cuốn sách, hoặc quan điểm đặc biệt của tác giả về đề tài được bàn đến.
- ĐỌC MỤC LỤC: Mục đích là để nắm tổng quát cấu trúc của cuốn sách, đọc kỹ nó trước khi tiếp tục đọc phần còn lại của cuốn sách.
- KIỂM TRA BẢNG CHỈ DẪN NẾU CÓ: Chúng ta có thể nhanh chóng đoán định các đề tài được đề cập, loại sách và các tác giả được tham khảo.
- ĐỌC LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN: Lời giới thiệu của nhiều cuốn sách do chính tác giả viết, và thường thì họ cố gắng tóm lược chính xác các ý chính trong sách của mình.
Sau khi hoàn tất bốn bước đầu này, bạn đã có thể có đủ thông tin về cuốn sách và biết mình có muốn, có nên đọc nó kỹ hơn hay không.
Điều quan trọng trên hết là đừng quên đọc hai hay ba trang cuối cùng, hoặc những trang cuối cùng của phần chính trong cuốn sách nếu đó là lời kết hay lời bạt.
III. Một số Quy tắc giúp bạn đọc sách một cách hiệu quả nhất, hiểu thấu đáo một cuốn sách bất kỳ:
- Phân loại sách theo thể loại và chủ đề.
- Diễn đạt nội dung chính của toàn bộ cuốn sách một cách ngắn gọn nhất.
- Liệt kê những phần chính theo thứ tự và mối quan hệ, lập đề cương cho những phần này như bạn đã lập đề cương cho toàn bộ tác phẩm.
- Xác định một hoặc nhiều vấn đề mà tác giả đang tìm cách giải quyết.
- Thống nhất thuật ngữ với tác giả bằng cách phân tích các từ khoá.
- Đánh dấu những câu quan trọng nhất trong sách và tìm ra các nhận định ẩn chứa trong đó. Nắm bắt những nhận định chủ chốt của tác giả trên cơ sở xem xét những câu hỏi quan trọng
- Tìm ra các lập luận cơ bản trong sách dựa trên mối liên hệ giữa các câu. Xác định lập luận của tác giả bằng cách tìm ra chúng hoặc xây dựng lập luận từ các chuỗi câu.
- Tìm ra các giải pháp, hướng giải quyết vấn đề của tác giả. Xác định các vấn đề tác giả đã giải quyết, các vấn đề chưa được giải quyết. Đối với những vấn đề chưa được giải quyết, tìm hiểu xem tác giả có nhận thức được thất bại của mình hay không.
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách đọc sách hãy tìm đọc cuốn sách "Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật" của tác giả Mortimer J. Adler

Thông báo 01.
Quảng cáo 01

Sống Để Yêu Thương
Nhiều Tác Giả
Giữa bộn bề cuộc sống, đôi khi ta tự hỏi: Cuộc sống này sẽ đi về đâu? Sống để làm gì? Trong cả một kiếp người, không ai là không phải trải qua những giây phút khó khăn cùng cực: những bi quan, đau khổ, mất niềm tin; những lo toan, mất mát, và những giọt nước mắt muộn phiền là những điều gắn liền với cuộc đời của một con người. Ai đó đã nói rằng: chỉ khi bạn nếm mùi đau khổ đến 99%, bạn mới nhận được 1% niềm hạnh phúc và mới hiểu được giá trị đích thực của hạnh phúc. Liệu cuộc sống này thật sự nghiệt ngã đến thế sao?
Mời các Bạn đón đọc Sống Để Yêu Thương
Cấu trúc cuốn sách:
- Lời giới thiệu
- Cái chạm của tình yêu
- Dave
- Quý bà có giọng nói biết cười
- Những cuộc viếng thăm quý giá
- Yêu đến phút cuối cùng
- Khóa kéo
- Tôi có thể
- Chiếc chìa khóa kỳ diệu
- Chiếc váy nhỏ
- Sống để yêu thương
- Người hướng dẫn bất đắc dĩ
- Cái gối
- Vòng quay định mệnh
- Thêm một người nữa…
- Cái ôm và nụ hôn
- Kí hiệu « thỏ con »
- Món quà của bà
- Sống với tinh thần của mẹ
- Món quà của một đứa trẻ
- Trước một bước
- Một người bạn cho bạn tất cả các mùa
- Người hùng của tôi
- Không một lời nói
- Hãy tha thứ cho bố
- Trò chuyện với một chú bé thông minh
- Vòng tay tình yêu
- Phá tan sự im lặng
- Nhựa sống
- Phần còn lại của Roger
FREESHIP cho đơn hàng từ 150k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánFREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánGiới thiệu Sách
Sống Để Yêu Thương
Nhiều Tác Giả
Lời giới thiệu
Giữa bộn bề cuộc sống, đôi khi ta tự hỏi: Cuộc sống này sẽ đi về đâu? Sống để làm gì? Trong cả một kiếp người, không ai là không phải trải qua những giây phút khó khăn cùng cực: những bi quan, đau khổ, mất niềm tin; những lo toan, mất mát, và những giọt nước mắt muộn phiền là những điều gắn liền với cuộc đời của một con người. Ai đó đã nói rằng: chỉ khi bạn nếm mùi đau khổ đến 99%, bạn mới nhận được 1% niềm hạnh phúc và mới hiểu được giá trị đích thực của hạnh phúc. Liệu cuộc sống này thật sự nghiệt ngã đến thế sao?
Thật ra, cuộc sống này cho ta rất nhiều thứ mà đôi lúc vì tự thương thân quá mức, ta không thể nhận ra. Những thất bại cho ta kinh nghiệm quý báu, những khó khăn cho ta sức mạnh của nghị lực, những mất mát khiến ta biết quý trọng gìn giữ những gì ta đang có, nước mắt sẽ làm nụ cười thêm rạng rỡ, nỗi bất hạnh mở ra những khát khao hướng về ánh sáng của niềm hạnh phúc, và sự ganh ghét, ích kỷ, thù hận sẽ càng làm cho ai đó mong mỏi mãnh liệt được yêu thương. Dù bạn có được mọi xa hoa của vật chất và danh vọng, cuộc sống này vẫn sẽ là vô nghĩa nếu không có tình yêu thương, niềm hy vọng, không có những tấm lòng rộng mở và trái tim nhân hậu.
“Sống để yêu thương” gồm những câu chuyện về cuộc đời của những con người quen thuộc trong cuộc sống quanh ta: trẻ em, sinh viên, ông bà lão, người mắc bệnh nan y, kẻ nghèo khó, người giàu sang, kẻ thất bại, người kinh doanh thành đạt, kẻ lành lặn, người khuyết tật… Ai cũng có những nỗi đau của riêng mình. Ai rồi cũng cần được yêu thương và cần có ai đó để yêu thương.
Những câu chuyện hay, giống như một người cố vấn tài ba nhất, dẫn đường nhưng lại không hề áp đặt ra lệnh; những câu chuyện ấy là những trải nghiệm độc nhất vô nhị, sự thấu hiểu thắt chặt với xúc cảm làm ta xao động và tái hiện lại những ký ức của chúng ta.
Một câu chuyện thực sự có ý nghĩa sẽ để ta tự nhận ra nhhũng lựa chọn gợi mở, để ta thấy được những hướng đi mới mà có thể chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến. Câu chuyện ấy còn cho phép và truyền cho chúng ta lòng can đảm để thử sức với mọi con đường mới, vượt qua mọi bi quan, yếm thế, đau khổ, thúc đẩy chúng ta hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn. Hy vọng những câu chuyện trong tập sách nhỏ này sẽ mang lại cho bạn điều đó.
“Sống để yêu thương” sẽ giúp chúng ta thấy cuộc đời này đẹp đẽ và đáng sống biết bao…
Nhà xuất bản Trẻ
Cái chạm của tình yêu
Tôi đã từng làm một cuộc nghiên cứu tự nguyện ở Ấn Độ suốt một năm khi tôi quyết định đi làm tình nguyện tại “Ngôi nhà của Mẹ Teresa cho những người bệnh tật, nghèo khó và sắp chết” ở Calcutta. Tôi biết cuộc nghiên cứu đã rất có ích, nhưng tôi không thể cưỡng lại được cảm giác đất nước Ấn Độ đang gọi tôi để làm một việc gì khác nữa. Tôi cảm thấy chỗ của tôi là ở Calcutta, giữa những người “nghèo nhất của những người nghèo”. Và cuối cùng vào một ngày nọ, tôi đã đủ dũng cảm để nghe theo trái tim mình và đáp chuyến tàu đi Calcutta.
Có những điều về Calcutta mà tôi sẽ mãi yêu thương. Tuy còn những lề đường rạn nứt, dơ bẩn, những hàng cây đầy bụi và khói bụi của xe cộ, nhưng có một sự tràn ngập tình cảm con người nới đây khiến tôi vẫn đi dạo trên đường với niềm vui. Thế nhưng, ngày mà tôi đến trên con đường bụi bặm này bên ngoài Ngôi nhà, tôi đã bị sốc.
Tôi đã sốc khi đối diện với nơi mà trái tim minh đã dẫn đến, nhưng tôi đã không thể đi theo vào cùng những tình nguyện viên đang tiến vào trong. Tôi thấy sợ hãi với những gì xảy ra ở trong kia mà mình không thể giúp gì được. Tôi đứng ở bên ngoài một mình cho đến khi không thể trì hoãn lâu hơn nữa. Tôi đi đến cánh cửa hẹp bằng gỗ và bước vào trong.
Điều đầu tiên tôi thấy là một người chết, được bọc trng một tấm chăn để chờ được mang đi. Tôi chưa từng bao giờ thấy cảnh tượng như vậy; mà chỉ chứng kiến người thân mình qua đời trong quan tài. Tôi dừng lại trước cơ thể gầy còm, quặt quẹo của ông ta. Một bà xơ tiến lại và hỏi tôi cần gì. Khi nhìn chiếc áo khoác đơn giản và đôi bàn tay chai sần của bà, tôi nhận ra bà đã tiếp xúc với người chết mỗi ngày. Chắc bà ta không muốn tôi làm mất thời gian của bà, nên tôi tự hứa rằng mình sẽ mạnh mẽ và không làm bà thất vọng. “Tôi đến đây để phụ giúp”, tôi nói. “Tôi có thể làm được gì?”
Ngay lập tức bà xơ kéo tôi vào một căn phòng với cái tủ thuốc gần như rỗng và mở tung một cái tủ lớn hơn chứa chăn và tã lót. Không một lời chỉ dẫn, bà chỉ tôi tới cánh tay bị thương của một người phụ nữ và giục tôi làm. Ngay khi tôi đang tìm cái tạp dề, một đứa bé chừng hai tuổi thét lên sau lưng khi một người tình nguyện lau rửa những vết bỏng trên gần nửa cơ thể của em. Hai người khác thì đang lau rửa một cái lỗ ở chân một người phụ nữ. Tôi có thể thấy xương nhô lên từ miếng thịt đầy máu. Không thể tin được sự dũng cảm và sự khéo léo của những người tình nguyện ở đây! Một người chết, một đứa trẻ bị bỏng, một vết cắt thấy tận xương – tôi có thể giúp được gì đây? Tôi không phải là bác sĩ, mà chỉ là một nhà nghiên cứu.
Một tình nguyện viên người Mỹ gọi tôi: “Bạn lại đây và giúp tôi chứ?” Cô ta đang cố làm vệ sinh cho một bà cụ đang quằn quại trong đau đớn. Tôi giúp nâng bà ta lên và lau khô người bà. Nhưng ngay khi bà ta ra, một người khác lại được mang vào. Và tôi nhận ra công việc cứ như vậy trong những phút tiếp theo.
Trước tôi là hai hàng võng với những phụ nữ đang nằm trên đó. Những tình nguyện viên hối hả chạy tới lui, tắm rửa, lau chùi, cho ăn và thay tã. Họ dường như là làm việc theo cặp. Mỗi người đều đặn tới và đi. Tôi cảm thấy lạc lõng. Người Mỹ kia không còn cần tôi nữa, và tôi chẳng còn biết chỗ nào để bắt đầu. Mọi người đều thân thiện nhưng họ lại quá bận để có thể giải thích nhiều cho một người mới đến trễ như tôi. Và khi tôi tự nhủ mình có nên đi ra hay không thì một cô người Đức ném cho tôi một bộ đồ.
Trong hai giờ tiếp theo, tôi giặt, phơi và cố gắng nhẹ nhàng thay tã cho bệnh nhân, hết người này đến người khác. Một vài ngươi khóc lên đau đớn bằng tiếng Hindi; những người khác nhìn trừng trừng nhưng im lặng. Rõ ràng là họ đang bực tức với cô gái phương Tây trẻ đang đụng vào họ một cách vụng về, và tôi không hề trách họ.
Vào giữa trưa, những người tình nguyện ăn bánh và uống trà trên nóc nhà. Thật là tuyệt với khi được gặp những người đã làm việc với tốc độ gấp ba lần mà tôi có thể xoay sở được. Thế nhưng, tôi cảm thấy xấu hổ và thất vọng bởi tôi đã không thể làm gì để trông khác với những người phụ nữ dưới kia. Một lần nữa, lý trí nói rằng tôi đã làm được việc có ích, nhưng trái tim và tinh thần tôi lại thấy trống rỗng. Khi nhìn xuống những người bán hoa và trái cây ngồi cả ngày bên đường, tôi quyết định rằng mình phải tìm ý nghĩa của những việc mình làm ngày hôm đó.
Tôi chạy xuống lầu dưới, cảm thấy đầy đủ năng lượng cho việc cọ rửa tiếp tục. Nhưng trước sự ngạc nhiên của tôi, một tình nguyện viên bảo rằng bây giờ không phải là lúc cọ rửa mà là thời gian yên tĩnh, khi tôi có thể bỏ hàng giờ với một người phụ nữ. Tôi có thể chải tóc cho bà ta, nói chuyện với bà ta, hoặc nắm tay bà ta. Tôi bắt đầu đi dọc những chiếc giường và nhờ Thượng đế hãy chỉ tôi đến với một ai đó. Một vài người đang ngủ, và hầu hết những người còn thức thì quay lưng lại với tôi. Nhưng có một người nhìn thẳng vào tôi và gọi tôi bằng tiếng của bà ấy.
Ngồi trên giường, tôi tìm tay người phụ nữ, nhưng bà đã nắm thật chặt lấy cổ tay tôi trước. Mái tóc rối và xơ xác của bà được bôi bóng bởi thuốc mỡ, và làn da nhăn nheo thì xệ xuống tới cằm. Bà nhìn vào mắt tôi một cách dữ tợn trong một phút, hai phút – có lẽ là lâu hơn nữa. Tôi cảm thấy bối rối và định quay lại tìm hỏi một tình nguyện viên nào đó. Đột nhiên bà nắm lấy cổ tay tôi chặt hơn nữa, như muốn nói: không, cô không thể đi. Thời gian của cô vẫn chưa hết ở đây.
Tôi hít một hơi sâu, nhìn vào mắt bà và chợt nhận ra rằng thử thách của tôi là yêu thương mà không được sợ hãi. Tôi bắt dầu làm cái việc duy nhất mà tôi có thể nghĩ tới – xoa bóp cánh tay của bà. Tôi lại tiếp tục xoa bóp cánh tay kia khi đặt bà ta nằm lên gối. Bà nhắm mắt lại. Tôi tìm một ít nước và bóp vai cho bà. Đột nhiên bà kéo áo lên và chỉ vào cái bụng nhăn nheo như gương mặt của bà ít phút trước; tôi cũng mát xa chỗ đó cho bà. Cơ thể bà thả lỏng ra theo đôi tay tôi chạm vào người bà, và gương mặt bà cũng bắt đầu giãn ra. Trong vòng hơn một giờ, tôi đã xoa bóp hai chân, lưng, đầu và cuối cùng là mặt bà.
Trong khoảng thời gian ấy, dấu vết của năm tháng như tan chảy trên khuôn mặt bà. Cuối cùng, khi bà mở mắt ra, đôi mắt ấy tràn ngập sự thanh bình đến nỗi tôi bật khóc. Thật kỳ diệu khi chỉ vài giờ trước đây tôi còn cảm thấy mình vô dụng. Tôi đã quên mất tôi muốn chia sẻ sức mạnh hàn gắn của sự tiếp xúc như thế nào. Nhưng bà đã nhìn thấu qua nỗi sợ hãi của tôi và cho tôi món quà tuyệt vời nhất – cơ hội để yêu một người khác trọn vẹn đến nỗi có thể biến đổi cả hai người. Tôi sẽ luôn nhớ cái thời điểm ấy như những giây phút đẹp và quý nhất trong đời, và sẽ kính trọng bà như một trong những nguời thấy tuyệt vời nhất của tôi.
Kayte Fairfax
Nếu chúng ta cầu nguyện, chúng ta sẽ tin; nếu chúng ta tin, chúng ta sẽ yêu thương; nếu chúng ta yêu thương, chúng ta sẽ phụng sự.
Mẹ Teresa
Dave
“Nên nhớ rằng không gì mang lại tiềm năng cho sự thay đổi hơn là những hành động cá nhân của lòng tốt, dù rằng xí nghiệp, tập thể thì quan trọng đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển”, nhà diễn thuyết đã kết luận bài giảng của ông ta về Những cơ hội kinh doanh ở Đông Nam Á như vậy.
Bị ấn tượng bởi kiến thức về kinh doanh của nhà diễn thuyết và những hiểu biết sâu sắc của ông ta về thị trường quốc tế, tôi tin là câu nói cuối của ông có gì đó không trung trực lắm.
Một người Mỹ trong bộ áo đắt tiền, giảng bài ở một khách sạn năm sao thì biết gì về những hành động cá nhân của lòng tốt trong thế giới đang phát triển này nhỉ? Qua những biểu hiện hoài nghi của những người tham dự hội nghị, tôi biết họ cũng nghi ngờ như tôi.
Ngày tiếp theo, trong khi đi tham qua thành phố của Inđônêxia nôi hội nghị đang diễn ra, chiếc taxi của tôi đi ngang qua một khu nhà đổ nát mà hầu như chỉ chứa rác rưởi. Tôi kéo cửa kính xe xuống, cố gắng để nhìn rõ sự nghèo khổ, dơ bẩn mà tôi đã chỉ được thấy qua tivi ở Mỹ. Nhưng mùi hôi thối của khu vực xung quanh đã ngăn tôi lại. Trước khi đi khỏi chỗ này, tôi còn kịp thấy một người phụ nữ ăn mặc rách rưới với hai đứa con nhỏ đang lục tìm thức ăn thừa từ những đống rác thải.
Hình ảnh người phụ nữ đáng thương và những đứa con khiến tôi cảm thấy mất hy vọng và càng nghi ngờ thêm những lời của nhà diễn thuyết tối hôm ấy. Tôi nghĩ rằng không một sự tự nguyện cá nhân nào, dù là hành động cao quý hay sự tử tế, có thể thay đổi được cảnh ngộ của một gia đình như vậy.
Mười tám tháng sau, một năm rưỡi sống trong những tiện nghi của phương Tây và quên hẳn hình ảnh của người phụ nữ và những đứa trẻ, tôi lại có dịp trở lại thành phố ấy. Và tôi chĩ chợt nhớ về gia đình ấy khi chiếc taxi đi ngang đúng cái khu phố mà họ đã sinh sống. Chỗ này trông có vẻ sạch sẽ hơn dù tôi chắc chắn rằng là đang ở đúng nơi lần trước mình đã tới.
Tôi giải thích với người tài xế là tôi đã đến đây mười tám tháng trước, và hỏi anh ta xem anh có biết người phụ nữ cùng hai đứa con sống giữa đống rác rưởi.
“Ibu Lani”, anh ta nói.
Sợ rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, tôi hỏi anh chuyện gì đã đến với cô ta.
“Tôi sẽ chỉ cho ông.”
Cho xe chạy qua giữa những đống hộp bị bỏ đi và báo cũ, người tài xế dừng trước một căn lều nhỏ bằng gỗ núp sau một núi những cái chai rỗng và lon rỉ sét.
Người tài xế chỉ vào cái lều và nói: “Có lẽ cô ta ở đây.”
“Thế đây là nơi cô ta ở à?”, tôi hỏi và ngập ngừng bước ra để nhìn cho rõ.
“Không”, người tài xế cười, nói. “Đây là văn phòng của cô ấy. Cô ta có một căn nhà ở gần nơi những đứa nhỏ của cô đi học.”
“Văn phòng à?”, tôi hỏi. “Tôi nghĩ là cô ấy nghèo đến nỗi đã từng phải tìm thức ăn giữa đống rác mà.”
Anh ta mỉm cười nói với tôi qua kính chiếu hậu.
“Cô ta đã từng như vậy, nhưng một người nước ngoài đã dạy cho cô ta cách thu gom rác và bán chúng cho các công ty để tái chế. Ông ấy còn mang một số người khác đến để cô ấy có thể biết được những gì họ muốn. Tôi biết điều này bởi ông ấy đã từng đi taxi của tôi lần đầu tiên ông ấy thấy nơi này và cả Ibu Lani.”
Tôi nhìn sang nơi anh ta chỉ và há hốc mồm vì kinh ngạc khi thấy sự biến đổi đã xảy ra với Ibi Lani. Không nghi ngờ gì nữa, chính là cô ta, nhưng ăn mặc đẹp hơn và có sự tự tin duyên dáng, điều không hề có khi mà tôi gặp cô ta mười tám tháng trước đây.
Và ai là người ngoại quốc đã bỏ thời gian giúp người phụ nữ này vươn lên khỏi đói nghèo và tuyệt vọng bao quanh cô ta? Mặc những bộ đồ chắp vá, dơ bẩn, và mang những túi rác ướt nhẹp chứa những tờ báo dính mỡ, không ai khác hơn chính là nhà diễn thuyết ở hội nghị năm ấy.
Tôi đã cực kỳ bối rối đến nỗi không thể kể cho người tài xế là tôi nhận thấy hành động khiêm tốn của ông trong việc giúp đỡ người phụ nữ này. Tôi nghĩ Dave là một trong những cá nhân hiếm hoi chỉ muốn giấu mình như vậy.
Nghĩ lại bây giờ, sau khi trải qua bảy năm phục vụ người dân ở Inđônêxia, tôi tự hỏi rằng hành động tự nguyện của Dave đã tác động lên ai nhiều nhất?
Jamie Winship
Con người sẽ được gì khi họ giành được cả thế giới nhưng lại đánh mất tâm hồn của mình
Đức Jesus
…
NƠI BÁN SÁCH UY TÍN:
FREESHIP cho đơn hàng từ 150k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánFREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.
Tới Nơi BánSử dụng một số Từ Khóa gợi ý sau để tìm kiếm download file ebook, pdf từ trang chủ Google: www.google.com.vn
- Sống Để Yêu Thương
- Sống Để Yêu Thương pdf
- Sống Để Yêu Thương ebook
Trường hợp Bạn vẫn không tìm ra file ebook, pdf cuốn sách trên để download. Hãy vào mục Hỗ Trợ Tìm Ebook để được đội ngũ Cộng Tác Viên của Website tìm giúp Bạn.
Nếu có Điều Kiện nên mua Sách Giấy để việc học tập đạt được hiệu quả hơn, tốt hơn rất nhiều so với đọc Ebook. Hãy ủng hộ Tác Giả, Dịch Giả và Nhà Xuất Bản bằng cách mua Sách Giấy!
Quảng cáo 03


Thông báo 02.
Cùng nhận xét và thảo luận sách
Chưa có đánh giá nào.